Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022

Xuất khẩu

Tình hình chung

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới. Trong đó, gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

Xuất khẩu

Khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn với giá trị đạt 3,2 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân là 526 USD/tấn. Xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm khoảng 12,5 % thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ và Thái Lan. Mặt hàng gạo của Việt Nam đã xuất khẩu sang 28 thị trường các nước (năm 2021), trong đó châu Á vẫn là khu vực thị trường trọng điểm, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo; tiếp theo là châu Phi 19%; châu Âu 2%.

Quá trình xây dụng chiến lược xuất khẩu

Do ảnh hưởng của đại dịch covid cũng ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Việc triển khai Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 03/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã giúp cho việc xuất khẩu gạo dần dần được hình thành một cách hệ thống. Thể chế chính sách xuất khẩu gạo đã từng bước theo hướng tự do hóa, dần phù hợp với quy định của quốc tế, loại bỏ các rào cản gây bất lợi cho thương nhân trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

Hội nghị xuất khẩu

Việc ký nhiều hiệp định thương mại mang tầm chiến lược lớn như CPTPP, EVFTA đã tạo điều kiện cho gạo Việt Nam bứt phá, trong đó việc thuế suất giảm bằng 0% đã tạo sức cạnh tranh tốt cho Việt Nam. Theo cam kết Hiệp định EVFTA, phía EU dành cho Việt Nam mức hạn ngạch 80.000 tấn/năm miễn thuế. Đây được xem là cơ hội tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh các mặt hàng gạo đặc sản và có chất lượng cao đáp ứng chuẩn khá cao vào một số thị trường.

Đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng

Nhận định về một số khó khăn đối với xuất khẩu gạo sang thị trường khó tính EU, ông Trần Thanh Hải cho rằng, vấn đề đặt ra là để đảm bảo gạo thơm xuất khẩu sang EU được hưởng ưu đãi phải được chứng nhận đảm bảo tính đúng giống. Do đó, DN phải có diện tích canh tác đảm bảo đúng giống, chất lượng.
Việc triển khai vùng trồng, giống, đánh giá đồng ruộng, xác nhận giống, thu hoạch… phải đảm bảo đúng theo quy định để có được xác nhận về giống lúa sản xuất. Từ đó, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) sẽ cấp giấy chứng nhận cho DN.
Đề cập về giải pháp xuất khẩu gạo bền vững, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến thông tin, ngành sản xuất lúa gạo đang được thúc đẩy tái cơ cấu theo hướng đẩy mạnh giá trị, phát triển bền vững với việc tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị cho hạt gạo Việt Nam.

Triển lãm gạo

Do đó, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương, DN tập trung xây dựng thương hiệu cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam, đồng thời tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hoàn chỉnh.

Cùng với đó, đẩy mạnh thu hút nguồn lực về tài chính, ứng dụng khoa học công nghệ, hướng đến xây dựng ngành lúa gạo Việt Nam phát triển hiện đại, bền vững với các chuỗi sản xuất lúa gạo chất lượng cao, như: SRP, GlobalGAP, VietGAP…


Bạn Có Thể Thích